HIỂU VỀ NANG HẠCH (GANGLION) - liveagain

HIỂU VỀ NANG HẠCH (GANGLION)
  1. Nang hạch là gì? 

Nang hạch là các nốt sần xảy ra trên lòng bàn tay, mu bàn tay như cổ tay, ngón tay hoặc mắt cá chân. Đây là khối u lành tính phổ biến nhất trong cơ thể chúng ta. Là một vết sưng xảy ra trong màng bao quanh các khớp và có thể sờ thấy như một cục dưới da. Bên trong chứa đầy chất lỏng khớp.   

Chúng có kích thước từ kích thước của một hạt đậu đến kích thước của một hạt dẻ nhỏ. Nếu bạn hoạt động tay càng nhiều, nó càng trở nên lớn hơn và ngược lại. Nang hạch phổ biến hơn ở phụ nữ và ở những người trong độ tuổi 10 ~ 30.  

  Nang hạch (Cổ tay, Ngón tay, Bàn chân, Mắt cá chân) - Nguyên nhân & Triệu  chứng | Bệnh viện Gleneagles

  1. Nguyên nhân gây ra nang hạch 

Nguyên nhân của nang hạch vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, cơ chế là các tế bào của màng bao quanh gân và khớp trải qua những thay đổi thoái hóa và tạo ra chất nhầy, lâu dần tạo thành một cục.  

  

  1. Triệu chứng của nang hạch

Sờ thấy 1 cục, không thấy bất kỳ triệu chứng nào khác.   

Khi kích thước của nang tăng lên một mức độ nhất định, có thể cảm thấy khó chịu như thể các mô xung quanh đang bị ép bởi chuyển động của khớp. Nếu bạn có một cục u trên mu bàn tay, cổ tay hay bị uốn cong về phía lòng bàn tay sẽ làm cho nang nhô ra nhiều hơn và cứng lại và cảm thấy khó chịu. Nếu có nang trong các đốt ngón tay, bạn sẽ thấy đau khi cầm nắm.  

Đôi khi, các triệu chứng đặc biệt xuất hiện tùy thuộc vào vị trí và kích thước của nang. Nếu nang là ở gần mạch máu, bạn có thể sẽ cảm thấy mạch đạp mạnh hơn và thấy đau nhẹ.  

  

  1. Nên chẩn đoán nang hạch như nào 

Các nang hạch được chẩn đoán theo vị trí của u, tính vận động của nó và cảm giác khi sờ nắn. Chẩn đoán cũng được thực hiện bằng việc quan sát chất lỏng dính trong suốt như thạch được trích ra bằng ống tiêm. Việc rút chất lỏng bằng ống tiêm chỉ loại bỏ được tạm thời, sau 1 ~ 2 ngày nang sẽ phát triển trở lại. Do đó, phương pháp này không được cho là một phương pháp điều trị. Các nang hạch cũng có thể là do các yếu tố khác, vì vậy có thể chụp X quang, siêu âm hoặc MRI để xác định nguyên nhân.  

  

  1. Nên điều trị nang hạch như nào

Nếu không đau, nang hạch thường được điều trị bảo tồn. Lưu ý phải hạn chế hoạt động tay quá nhiều.  

Nếu khối u to hoặc đau, có thể trích dịch khớp trong nang ra. Tuy nhiên, do túi vẫn còn nên khả năng nang hạch tái phát là rất cao. Nếu cách này không hiệu quả, hoặc cơn đau nghiêm trọng hơn sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ túi và một phần của màng khớp gây ra nang hạch này.  

Bản thân các nang hạch không nguy hiểm và hiếm khi gây khó chịu. Do đó, đôi khi không cần điều trị và khối nang hạch này có thể tự vỡ và biến mất.  

  

Kết nối LIVE AGAIN để được tư vấn về khám – chữa bệnh từ xa và tại Hàn Quốc ~ 

Bài viết liên quan