GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ - liveagain

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ ĐIỀU TRỊ BÉO PHÌ
  1. Điều trị béo phì bằng thuốc hoặc tiêm trong trường hợp nào?

Béo phì về lâu dài có thể rút ngắn tuổi thọ của con người và phải được điều trị. Chỉ có thể thuốc trị béo phì nếu chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên nếu không có bệnh hoặc 27 trở lên và nếu mắc thêm các bệnh khác. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để uống thuốc trị béo phì nếu quá khó kiểm soát sự thèm ăn hoặc phải giảm cân vì nhiều lý do sức khỏe khác nhau.  

**Lưu ý khi dùng thuốc giảm béo để giảm cân là bạn nên tiếp tục dùng thuốc kiểm soát các bệnh mãn tính như huyết áp cao, chứ không nên ngừng dùng thuốc ngay sau khi giảm được cân.  

Hơn một tỷ người béo phì-Hồi chuông báo động toàn cầu

  1. Uống thuốc thôi là được hay phải kết hợp tập luyện và ăn kiêng?

Ngay cả khi uống thuốc giảm cân, bạn vẫn phải tuân thủ điều chỉnh lối sống tập luyện và điều chỉnh chế độ ăn kiêng. Khi uống thuốc giảm cân, cảm giác thèm ăn bị ức chế nên bản thân sẽ ăn ít hơn, nhưng nếu không tập thể dục sẽ gây mất khối lượng cơ dẫn đến giảm tốc độ trao đổi chất cơ bản. Đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng yo-yo trong tương lai. Nếu bạn ngừng dùng thuốc trị béo phì và bắt đầu ăn uống trở lại trong khi tốc độ trao đổi chất cơ bản đang giảm, bạn sẽ lại nhanh chóng tăng cân chủ yếu do mỡ chứ không phải cơ, khiến việc giảm cân càng khó khăn hơn trước.  

Chế độ ăn healthy - Hiểu đúng và làm đúng – AZADO

  1. Có cần thiết phẫu thuật chuyển hóa béo phì không?

Phẫu thuật chuyển hóa béo phì là một thủ thuật phẫu thuật nhằm hạn chế kích thước của dạ dày hoặc tạo đường vòng từ dạ dày đến ruột non để điều trị bệnh béo phì nặng và các biến chứng liên quan. Trong trường hợp béo phì nghiêm trọng cần điều trị, nên điều trị bằng phẫu thuật vì chỉ bằng chế độ ăn kiêng, tập thể dục và dùng thuốc thôi sẽ không thể giảm cân nhiều như mong muốn.  

Những người đủ điều kiện điều trị phẫu thuật chuyển hóa béo phì dựa trên tiêu chuẩn bảo hiểm (cho người Hàn Quốc) là những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 35 trở lên và béo phì cấp độ 3 trở lên hoặc những người có chỉ số khối cơ thể từ 30 trở lên và có các bệnh đi kèm như huyết áp cao, tiểu đường hoặc viêm khớp. Phẫu thuật cũng được thực hiện trên những bệnh nhân không giảm được cân ngay cả khi đã tập thể dục đầy đủ và kiểm soát chế độ ăn uống.  

Vì khả năng gây hiệu ứng yo-yo tương đối thấp nên phẫu thuật này có thể hiệu quả hơn việc uống thuốc giảm cân đối với những bệnh nhân béo phì nặng có chỉ số khối cơ thể rất cao. Phẫu thuật đã được chứng minh là có thể giúp giảm cân nhiều hơn so với thay đổi lối sống hoặc điều trị bằng thuốc và có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân và cũng hữu ích trong việc điều trị các bệnh chuyển hóa đi kèm với bệnh nhân béo phì.  

Hiệu ứng Yo-yo khi ăn kiêng là gì và tại sao lại có hại?

  1. Nếu thực sự muốn ăn kiêng thành công thì nên đặt mục tiêu như nào?

Nếu muốn giảm cân, bạn cần đặt ra những mục tiêu thực tế và bám sát những việc có thể dễ dàng thực hiện. Ví dụ, khi nói đến kiểm soát chế độ ăn uống, thay vì cắt bỏ nhiều loại thực phẩm cùng một lúc thì nên theo dõi thói quen ăn uống hàng ngày của mình và quyết định thay đổi dần dần từng thói quen gây tăng cân một. Khi quyết định từ bỏ một thói quen xấu như uống rượu, ăn vặt hoặc ăn khuya thì cơ thể sẽ tự động hình thành một thói quen mới, khi đó khả năng giảm cân thành công sẽ cao hơn nếu bản thân bạn tiếp tục thực hiện và hoàn thiện mục tiêu tiếp theo từng chút một.  

Về việc tập thể dục, không nhất thiết phải bắt đầu bằng một bài tập giảm cân cụ thể mà trước tiên hãy nỗ lực vận động nhiều hơn trong sinh hoạt hàng ngày.  

 

Nếu có thắc mắc về giảm cân, hay cần tư vấn về phẫu thuật chuyển hóa béo phì, hãy kết nối khám từ xa 𝐦𝐢𝐞̂̃𝐧 𝐩𝐡𝐢́ với chúng tôi.  

Đăng kí đặt lịch khám từ xa tại: https://forms.gle/QAGbL7vETFbz3TMF8 

Bài viết liên quan