CÂU CHUYỆN CỦA BÁC SỸ Y TẾ
Giáo sư Song Ki Won, Khoa Ghép Gan và Mật tại Bệnh viện Seoul Asan
Giấc mơ ban đầu của Giáo sư Song Ki Won là trở thành một bác sĩ chuyên điều trị ung thư.
Ông dự định sẽ đi học tại Mỹ, nơi có các trung tâm ung thư hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, vào năm thứ hai trong quá trình công tác tại bệnh viện, ông tình cờ xem một bộ phim tài liệu mang tên “Sinh mệnh trên lưỡi hái tử thần” (사선에 선생 명). Cảnh trong phim là một phòng mổ lạnh lẽo, nơi các bác sĩ đang thực hiện một ca ghép gan từ người sống cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Đó là một ca ghép gan từ người sống. Hình ảnh đó không thể nào quên và đã thôi thúc ông gia nhập đội ngũ ghép gan tại Bệnh viện Seoul Asan.
Với sự siêng năng và kiên trì
Tuy nhiên, thực tế không hề dễ dàng như ông tưởng. Nhìn các đồng nghiệp, những người luôn phải dành tất cả thời gian cho bệnh nhân, đến mức không thể biết khi nào ăn, khi nào ngủ, Giáo sư Song Ki Won cũng đã hy sinh cuộc sống cá nhân và cống hiến hết mình cho việc điều trị. Trong thời gian làm bác sĩ chuyên khoa, một đồng nghiệp của ông phải nghỉ phép vì lý do sức khỏe, và ông đã phải đảm nhận công việc khó khăn của phòng bệnh trong suốt 6 tháng mà không có sự trợ giúp. Dù khó khăn đến đâu, ông vẫn hoàn thành công việc một cách chăm chỉ và không một lần phạm phải sai sót.
Giáo sư Song Ki Won sau đó đã trở thành người phụ trách chính trong đội ghép gan, đặc biệt là trong việc phẫu thuật cho người hiến tặng và chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật. Một ngày, Giáo sư Lee Seung Gyu gọi ông đến và nói: “Chúng ta sẽ thực hiện phẫu thuật ghép gan không tương thích nhóm máu (ABO incompatible surgery).” Phẫu thuật ghép gan không tương thích nhóm máu đã từng được thử nghiệm một lần tại Hàn Quốc vào năm 2007, nhưng kết quả không khả quan và không ai dám thử lại. Tuy nhiên, Giáo sư Song Ki Won đã quyết định thử: “Tôi sẽ thử một lần.” Ông đã đến Đại học Kyoto ở Nhật Bản, nơi là người tiên phong trong phẫu thuật ghép gan không tương thích nhóm máu. Ban ngày, ông tham gia quan sát các ca phẫu thuật, và ban đêm ông tự học lại những gì đã thấy trong suốt ngày hôm đó. Với sự kiên trì, ông đã tìm ra các kỹ thuật ức chế miễn dịch đặc biệt cần thiết cho phẫu thuật ghép gan không tương thích nhóm máu, nhờ đó các bác sĩ ở đó đã trao cho ông các bài nghiên cứu và sẵn sàng giải thích từng chi tiết. Sau 3 ngày 4 đêm ở Nhật, khi trở về Hàn Quốc, trong tay ông đã có 8 tờ A4 ghi lại tất cả các kiến thức đã học.
Khi trở lại Hàn Quốc, ông đã phát triển một protocol riêng cho bệnh viện của mình và bắt đầu thực hiện các ca phẫu thuật. Phẫu thuật ghép gan không tương thích nhóm máu đòi hỏi không chỉ một kỹ thuật phẫu thuật chính xác mà còn cần phải có quản lý sau phẫu thuật rất cẩn thận. Với sự kiên trì của mình, sau 1 năm, ông đã thành công trong việc triển khai phẫu thuật này một cách an toàn. Trong hơn 20 ca phẫu thuật, tỷ lệ thành công đạt 100%.
Hiện nay, Giáo sư Song Ki Won dành thời gian nghiên cứu và không ngừng tìm tòi. Vào tháng 11 năm ngoái, ông đã ký kết dự án “Asan-Minnesota Project”, trong đó ông là người chịu trách nhiệm chính cho nghiên cứu về “Phương pháp tạo miễn dịch dung nạp trong ghép tạng”. Dự án này được thực hiện phối hợp với đội ngũ từ Đại học Y Minnesota ở Mỹ. Đồng thời, ông cũng thực hiện một nghiên cứu tương tự với nhóm giáo sư Kang Sang Mo từ Đại học Y UCSF ở San Francisco. Nếu nghiên cứu này thành công, bệnh nhân sẽ không cần phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời.
“Không chỉ phát triển các phương pháp phẫu thuật đơn giản và ổn định, mà chăm sóc cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật cũng là trách nhiệm của bác sĩ.”
Trách nhiệm với bệnh nhân
Giáo sư Song Ki Won tin rằng, bất kỳ công việc nào cũng cần phải chuẩn bị một cách tỉ mỉ để đạt được kết quả tốt nhất. Ông vẫn sống tại bệnh viện vào các ngày trong tuần và chỉ dành thời gian cho gia đình vào cuối tuần. Vào sáng Chủ nhật, ông lại quay lại bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh nhân. Là người phụ trách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ghép gan, mỗi khi bệnh nhân gặp vấn đề, ông là người đầu tiên đến tận nơi, đánh giá tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một y tá làm việc với ông từ những ngày còn là bác sĩ nội trú chia sẻ:
“Cái tên ‘Song Ki Won’ mang lại cảm giác an tâm. Bệnh nhân của giáo sư hầu như không phải lo lắng quá nhiều. Mặc dù giáo phụ trách phần gan, nhưng giáo sư luôn nhìn nhận bệnh nhân một cách toàn diện, không chỉ tập trung vào phần gan mà còn quan tâm đến các vấn đề khác của bệnh nhân, luôn đưa ra giải pháp chính xác. Giáo sư có trách nhiệm rất lớn với bệnh nhân, từ lúc nhập viện đến lúc xuất viện, luôn lên kế hoạch và chăm sóc rất kỹ lưỡng.”
Vậy hai từ trách nhiệm đối với ông ấy có nặng nề đến mức nào?
‘Có một bệnh mắc căn bệnh hiếm gọi là ‘tắc mật nội gan tiến triển gia đình’, đã phải cấy ghép gan khi 15 tuổi. Khi 25 tuổi, bệnh tái phát và cậu ấy phải nhập viện lần nữa. Tình trạng rất nghiêm trọng và cần phải phẫu thuật cấy ghép lại. Nhưng gia đình cậu ấy quá nghèo, không đủ tiền để chi trả chi phí phẫu thuật, gần như gia đình đã từ bỏ. Tôi đã thuyết phục gia đình rằng sẽ tìm cách để có thể hỗ trợ chi phí điều trị, đừng bỏ cuộc. Cuối cùng, gia đình đồng ý và chúng tôi tiến hành ca phẫu thuật cấy ghép lại.
Gần đây, tôi nhận được tin nhắn chúc mừng sinh nhật từ bệnh nhân, giờ đã 30 tuổi.
‘Việc cứu sống một người đã là điều rất quý giá. Nhưng phẫu thuật cấy ghép gan không chỉ là cứu một bệnh nhân, mà còn là cứu cả cuộc sống của gia đình họ. Chính vì thế, công việc của chúng ta không thể mất đi sự căng thẳng và không bao giờ được bỏ cuộc vì bất kỳ lý do nào.’
Vào lúc 8 giờ sáng, giờ đi thăm bệnh nhân của ông. Mặc dù bị thương ở chân vài ngày trước, nhưng khi đến giờ thăm bệnh nhân, ông vẫn xuất hiện đúng giờ, chống nạng bước đi từ cuối hành lang. Đó chính là trọng trách mà ông mang trên mình.”