PHẪU THUẬT MŨI KHÔNG CẦN VẬT ĐỘN MŨI? - liveagain

PHẪU THUẬT MŨI KHÔNG CẦN VẬT ĐỘN MŨI?

PHẪU THUẬT MŨI KHÔNG CẦN VẬT ĐỘN MŨI?

Nâng mũi không độn – phương pháp hoàn hảo để tạo nên chiếc mũi tự nhiên và hài hòa nhất chỉ với các tổ chức tự thân. Không sử dụng vật liệu độn, không lo tác dụng phụ, bạn sẽ sở hữu chiếc mũi đẹp tự nhiên, an toàn tuyệt đối. 

Phương pháp này kết hợp khéo léo các tổ chức tự thân như sụn vách ngăn, sụn tai để tạo ra sống mũi chắc chắn, mịn màng, đồng thời tạo hình đầu mũi mềm mại và tự nhiên.

 

Những ưu điểm của nâng mũi không sử dụng vật độn đó là: 

Mũi thon gọn với đầu mũi mềm mại
Sử dụng sụn có độ nâng đỡ mạnh để tạo ra một điểm tựa vững chắc, từ đó tạo hình dáng và độ cao của đầu mũi theo đúng mong muốn.

Sống mũi mịn màng và chắc chắn
Kết hợp các chất liệu như da, cơ mạc, sụn vách ngăn và sụn sườn để tạo nên sống mũi chắc chắn, với độ cao và bề rộng phù hợp, đồng thời duy trì hình dáng ổn định theo thời gian mà không bị lõm xuống.

Chuyển động tự nhiên
Sử dụng sụn tự thân để đảm bảo đầu mũi có thể chuyển động một cách linh hoạt và mềm mại, mang lại sự tự nhiên. 

Phẫu thuật nâng mũi không độn sử dụng các vật liệu tự thân của cơ thể để tạo hình và nâng đỡ mũi mà không cần sử dụng vật liệu độn nhân tạo. 

Các vật liệu thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm:

 

1.Sụn vách ngăn (비중격 연골)

(Sử dụng nhiều cho đầu mũi)

  • Sụn vách ngăn là một vật liệu có độ nâng đỡ tốt, được lấy với lượng tối thiểu cần thiết để sử dụng trong việc kéo dài đầu mũi và xây dựng cấu trúc nâng đỡ cho cột mũi. Với đặc tính cứng cáp, sụn vách ngăn giúp tạo ra một chiếc mũi vững chắc, đồng thời duy trì độ ổn định lâu dài mà không có sự biến dạng.
  • Sụn vách ngăn giống như cột chống đỡ bên trong mũi nên quá trình lấy sụn vách ngăn, nếu không cẩn thận sẽ gây ra hiện tượng sụn bị cong. 

 

 

2. Sụn tai (귀 연골)

(Thường sử dụng nhiều cho đầu mũi) 

  • Sụn tai, với tính chất mềm mại và đàn hồi, là một trong những tổ chức tự thân được sử dụng phổ biến nhất trong phẫu thuật nâng mũi. Nó rất hiệu quả trong việc tạo hình sống mũi và đầu mũi, giúp mang lại sự mềm mại, tự nhiên cho dáng mũi mà vẫn đảm bảo sự ổn định và độ bền lâu dài. 
  • Và việc lấy sụn tai rất thuận tiện nên các bác sĩ phẫu thuật thường ưu tiên lấy sụn tai để làm vật liệu. 

 

 

3.Da tự thân và mỡ tự thân (자가진피지방) 

(Thường sử dụng cho sống mũi) 

  • Da tự thân và mỡ lấy từ vùng mông hoặc phía sau tai, hiệu quả đối với những trường hợp có làn da mũi mỏng hoặc khi có tiền sử viêm nhiễm (nguy cơ bị viêm rất thấp, gần như bằng với Silicon), giúp mang lại kết quả tự nhiên và an toàn mà ít gây kích ứng hay biến chứng.
  • Mô này có cấu trúc mềm nên không có hiệu quả trong việc sử dụng để nâng sống mũi, múc tối đa nó có thể nâng là 1-2mm. 

 

 

4.Sụn sườn (늑연골)

(Thường sử dụng cho cả sống mũi và đầu mũi) 

  • Sụn sườn được sử dụng khi sụn tai hoặc sụn vách ngăn không đủ để thực hiện phẫu thuật nâng mũi. 
  • Sụn sườn cũng có đặc điểm ít gây viêm giống như Silicon, nhưng lại có cấu trúc cứng hơn silicon,  thường được sử dụng để tạo cấu trúc vững chắc cho sống mũi hoặc đầu mũi. 
  • Nhưng đôi khi sụn sườn có thể bị cong nên các bác sĩ thường không ưu tiên sử dụng sụn sườn cho nâng sống mũi. Đồng thời, việc lấy và cấy ghép đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và kỹ thuật cao để đảm bảo kết quả an toàn và tự nhiên. 

 

 

 

5.Sụn hiến tặng (기증연골)

(Thường sử dụng cho cả sống mũi và đầu mũi) 

  • Khi việc lấy tổ chức tự thân gặp khó khăn, sụn hiến tặng từ nguồn an toàn đã được chứng nhận, có thể được sử dụng kết hợp với các tổ chức tự thân khác. 
  • Sụn hiến tặng có ưu điểm là ít có tác dụng phụ, nhưng sau một thời gian khi vật liệu gắn kết và sinh trưởng trong cơ thể của người nhận, thì sẽ xuất hiện hiện tượng giảm thể tích tự nhiên nhưng mức độ nhỏ không đáng kể. 

 

Việc lựa chọn loại sụn nào sẽ phụ thuộc vào đặc điểm mũi ban đầu của bệnh nhân cũng như mong muốn về độ cao và cong của sống mũi, độ rộng của cánh mũi và hình dáng của đầu mũi. 

Ví dụ bệnh nhân muốn làm mũi trông thật rõ ràng, sống mũi cao thì thay vì sử dụng sụn tai và sụn vách ngăn mũi, các bác sĩ sẽ thường ưu tiên sử dụng sụn sườn với độ cứng cáp tốt cho trường hợp này. 

Dĩ nhiên, có thể sử dụng kết hợp cả vật độn Silicon cùng với vật độn tự thân để phẫu thuật. Nhưng có một nguyên tắc luôn luôn phải được tuân thủ đó chính là: vật độn ở đầu mũi luôn phải sử dụng sụn tự thân, hoặc ít ra phải sử dụng sụn hiến tặng, tức là không sử dụng Silicon. Bởi vì, khi sử dụng vật độn tự thân ở đầu mũi sẽ tránh được hiện tượng vật độn sử dụng trên sống mũi bị trôi xuống dưới do tác động của trọng lực. 

 

Nhận tư vấn PTTM tại Hàn Quốc, hãy kết nối tới LIVE AGAIN – Kết Nối Y Tế Hàn Việt 

https://www.facebook.com/liveagainvietnam 

Bài viết liên quan